Cách xử lý vết nứt dầm sàn trong kết cấu bê tông cốt thép cao tầng
Hiện tượng nứt trong kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) thường và ứng lực trước(UWLT) (do tải trọng gây ra), các yếu tố ảnh hưởng đến bề rộng khe nứt, ảnh hưởng của vết nứt đến độ cứng kết cấu bê tông.
1. Nứt trong kết cấu BTCT
Hiện tượng nứt kết cấu BTCT đặc biệt đối với các kết cấu cao tầng thường gây lo ngại cho chủ đầu tư và người sử dụng công trình mặc dù khi tính toán khả năng chịu lực trong trạng thái giới hạn.
nứt nền xưởng sản suất
Khi các vết nứt ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu hay làm giảm độ bền của kết cấu bê tông, cần thiết phải xử lý gia cường để tránh xảy ra sự cố công trình. Ngược lại, trong nhiều trường hợp hiện tượng nứt kết cấu có thể chấp nhận được mà không đòi hỏi phải xử lý hay gia cường bổ sung nào do kết quả tính toán kiểm tra khả năng chịu lực thực tế của kết cấu hoặc kết quả thí nghiệm thử tải kết cấu cho thấy kết cấu đảm bảo các yêu cầu chịu lực theo thiết kế.
Vì vậy, việc xét đến ảnh hưởng của nứt trong tính toán thiết kế kết cấu là cần thiết nhằm tránh các sự cố nảy sinh do nứt kết cấu hoặc có thể tránh được việc xử lý kết cấu không cần thiết khi phát hiện thấy hiện tượng nứt nhưng nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn.
Nhiều nghiên cứu đã thống nhất rằng, có thể có một số đặc điểm giống nhau trong cơ chế hình thành các vết nứt ở các kết cấu bê tông, các vấn đề nứt ở các dầm, sàn BTCT thường hay ƯLT do tải trọng và tác động gây ra.
2.Vấn đề liên quan đến vết nứt.
Hai vấn đề liên quan đến vết nứt kết cấu bê tông cốt thép cao tầng là:
Tính năng sử dụng bao gồm bề rộng khe nứt, mật độ vết nứt và sự ăn mòn cốt thép.
Ảnh hưởng của vết nứt đến sự suy giảm độ cứng kết cấu.
vết nứt sàn nhà
Bề rộng khe nứt và mật độ vết nứt liên quan đến tính năng sử dụng (vì sự xuất hiện vết nứt gây cảm giác khó chịu và bất an đối với người sử dụng công trình và khả năng ăn mòn cốt thép chịu lực ảnh hưởng đến độ bền lâu của kết cấu bê tông.
3. Giới hạn bề rộng vết nứt
Các giới hạn về nứt trong kết cấu BTCT thường và ƯLT theo TCVN 5574: 1991 đã quy định rõ về giới hạn bề rộng khe nứt lớn nhất (thường nhỏ hơn 0,35mm đối với kết cấu bê tong cốt thép sử dụng thường (được che phủ). Nhỏ hơn 0,15mm đối với kết cấu BTCT sử dụng thép cường độ cao (ƯLT).
4. Cách sữa chữa vết nứt
Khảo sát hiện trạng vết nứt đưa ra phương án thi công.
Vết nứt thấm nước.
Vết nứt khô.
Vết nứt bề mặt bê tông